Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Tìm dấu tích Ngô Vương Quyền tại Cổ Loa
Cổ Loa được biết đến với các vòng thành đất, di tích đền, chùa gắn liền công trạng của vua An Dương Vương. Cũng chính tại đây, vua Ngô Quyền, người được lịch sử tôn là Ông tổ trung hưng – lấy làm kinh đô, trị vì đất nước. Vậy nhưng, dấu tích huyền thoại hiện nay không còn. Việc tìm lại đang là ẩn số.

 


 


 


Chính điều này đã trở thành nỗi trăn trở đối với các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, khảo cổ học Việt Nam để ghi tạc, tri ân công đức đối với vị vua đặt nền móng độc lập, tự chủ cho nước Đại Việt.

 

Lần đầu tiên, hội thảo khoa học Ngô Vương Quyền với Cổ Loa do huyện Đông Anh phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long tổ chức sáng 2.7 đã giãi bày điều đó.

 

Gian nan tìm dấu tích 

 

Ngay sau khi xưng Vương, Ngô Quyền không định đô ở thành Đại La, một trung tâm chính trị, kinh tế sầm uất thời bấy giờ mà chọn Cổ Loa, kinh đô của Nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương làm kinh đô cho triều đại của mình. Nhìn chung, mô hình Nhà nước vương triều họ Ngô lúc đó còn trong tình trạng sơ khai, chưa hoàn thiện và chưa chặt chẽ. Cộng với thời gian trị vì đất nước ngắn (939 – 944) nên việc đi tìm dấu tích Ngô Quyền ở Cổ Loa hiện nay thực sự là điều khó. 

 

Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về Ngô Quyền đã được công bố nhưng sử sách cũng như công trình mang dấu ấn Ngô Quyền tại Cổ Loa không nhiều. Có thể kể đến, những dấu tích trùng tu đình Ngự triều quy di thời vua Ngô Quyền; cây đa ngàn tuổi tương truyền từ thời Ngô Quyền nay không còn nữa nhưng được người dân nhân giống, ghép cành từ rễ tái sinh thành cây mới. 

 

Ngay cả giếng Ngọc, mối tình với bà phi họ Đỗ ở Dục Tú và cả dấu tích Tam Tòa cũng chưa có những công trình nghiên cứu thấu đáo và đầy đủ. Duy chỉ có đôi câu đối trên đền Thượng luôn được người dân Cổ Loa thuộc và nhắc nhở từ đời này sang đời khác: "Thục quốc sơn hà nguyên Việt Cổ/ Loa thành cung cấm tự tiền Ngô" và một câu đối khác ở cổng phụ Đền thờ An Dương Vương. Còn tại Cổ Loa cũng như cả huyện Đông Anh không có một đền, miếu thờ hoặc một công trình tưởng niệm nào về Ngô Quyền ở kinh đô Cổ Loa. 

 

Các cuộc khai quật khảo cổ học tại Cổ Loa cũng chưa tìm thấy dấu tích của Kinh đô Cổ Loa trong thời gian 21 năm đóng đô của dòng họ Ngô tại đây (từ tiền Ngô đến hậu Ngô). Bởi, có thể hiểu với một thời gian lịch sử không lâu như vậy, dấu tích còn lại trong lòng đất đã mờ nhạt và khó tìm ra. PGS.TS Vũ Duy Miền, Viện Sử học cho rằng: 

 

Để đáp ứng nhu cầu, hoạt động của triều đình Cổ Loa, chắc chắn phải có dinh thự, thành quách cùng các công trình kiến trúc khác được dựng lên. Song quy mô của các công trình đó như thế nào, không thấy sử sách ghi chép.

 

Mặt khác, thời gian trải qua hơn một nghìn năm, có chăng thì công trình cũng đã đổ nát, hoặc bị vùi lấp. Trong khi đó, giới khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật để tìm hiểu về Cổ Loa chưa được bao nhiêu, vì thế chúng ta vẫn chưa hình dùng ra được vóc dáng kinh thành Cổ Loa thời Ngô vương ra sao.

 

Đó cũng chính là nhiệm vụ đặt ra cho các nhà khoa học trước mắt và tương lai cần tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm sự nghiệp của Ngô vương ở kinh đô Cổ Loa. Đó cũng là nỗi trăn trở, mong muốn của các nhà sử học, khảo cổ học, nghiên cứu văn hóa quan tâm đến vai trò, công lao của Ngô Vương Quyền. 

 


Di tích thành Cổ Loa và đền thở An Dương Vương 

 

Cần nhìn nhận, tri ân Ngô Vương Quyền đúng tầm 

 

Việc đi tìm dấu tích Ngô Vương Quyền đang gặp khó khăn nhưng không có nghĩa các nhà sử học, khảo cổ học, văn hóa và cả chính quyền, người dân Đông Anh nản bước. Bởi thực tế, nói như GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia thì, từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu và địa phương chưa quan tâm đúng mức tới việc nghiên cứu vua Ngô Quyền với Cổ Loa, Cổ Loa với vua Ngô Quyền; kể cả khi thực hiện quy hoạch khu di tích này cũng chưa tính đến việc xây dựng các công trình liên quan đến vua Ngô Quyền. Ngay cả trên địa bàn Hà Nội cũng chỉ có hai nơi thờ Ngô Quyền: Đền và Lăng Ngô Quyền tại quê hương của ông, xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) và Đền Thượng Tiết thờ Ngô Quyền tại xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức- nơi ghi dấu chân hành quân của ông. 

 

Để có cái nhìn cụ thể về Ngô Vương Quyền, các nhà nghiên cứu đề cập: Cần tiến hành điều tra, thống kê một cách khoa học, chi tiết những nơi thờ Ngô Quyền để xây dựng danh mục tổng thể di tích đã thờ Ngô Quyền. Một mặt, các cơ quan chức năng phải tiến hành khai quật khảo cổ học quy mô, bài bản hơn bởi 6 năm trị vì của Ngô Quyền Vương không dài nhưng sẽ để lại dấu tích, có thể còn vùi lấp dưới lòng đất Cổ Loa. Hơn nữa, cần điều tra văn hóa dân gian liên quan đến vua Ngô Quyền. 

 

Vấn đề đặt ra, với một vị vua đứng đầu các vua và có thể hiểu trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, không có một vị vua nào vượt qua công lao của Ngô Quyền với việc chấm dứt hàng ngàn năm Bắc thuộc, giành lại nền độc lập, tự chủ cho đất nước, mở đầu cho các triều đại phong kiến khác: Đinh- Lê- Lý- Trần - Lê. Vì vậy, trách nhiệm của những người hậu thế hiện nay, cần làm gì để tri ân, ghi tạc công lao của Ngô Vương Quyền. Mà vấn đề này, GS.Anh hùng Lao động Vũ Khiêu bày tỏ: “Hà Nội không nên bỏ qua việc này, nếu bỏ qua, con cháu mai sau sẽ trách chúng ta. Khi chưa có công trình nào liên quan đến vua Ngô Quyền tại Cổ Loa thì chúng ta phải xây dựng để lại, mà phải là công trình văn hóa tầm cỡ xứng với công lao của ông”. 

 

Rất nhiều ý kiến được đưa ra nhưng đều thống nhất cần sớm tạo dựng công trình văn hóa lịch sử về Ngô Quyền. TS. Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa Thăng Long- Hà Nội đưa quan điểm: “Khi đến thăm Cổ Loa, người ta rất ngạc nhiên và bùi ngùi không thấy dấu tích về Ngô Vương Quyền. 

 

Thiết nghĩ, chúng ta cần phải khắc phục thiếu sót này của lịch sử, cần xây dựng một ngôi đền hay đình về Ngô Quyền trong Khu di tích Cổ Loa hoặc cần xây dựng Tượng đài An Dương Vương cùng Tượng đài Ngô Quyền thật bề thế, xứng đáng với tầm vóc của hai nhân vật lịch sử lỗi lạc”. Cũng có ý kiến cho rằng, cần dựng một tượng đồng, bia đá về Ngô Quyền, dựng tấm bia lớn cạnh đình Ngự triều di quy, thêm câu đối về Ngô Quyền ở các đình, đền của Cổ Loa; dựng long ngai, bài vị Ngô Quyền… 

 

Tuy nhiên, đó là những hướng đi ban đầu, mà theo GS. Lê Văn Lan, sẽ còn tiếp tục nhiều cuộc hội thảo khác về Ngô Vương Quyền để bàn tính, cân nhắc kỹ lưỡng cơ sở khoa học, phương diện pháp lý, phương diện nghiên cứu cơ bản để xây dựng các công trình văn hóa liên quan đến vua Ngô Quyền.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Phượng Hoàng Trung đô và khát vọng dở dang của vua Quang Trung (03-07-2014)
    Kho báu trong lăng mộ 2.000 năm của hoàng đế Nam Việt (02-07-2014)
    Huyền thoại về Chân Nguyên - vị thiền sư Việt lừng danh thế kỷ 17 (28-06-2014)
    Chiến lược của Trần hưng Đạo khi đối phó với kẻ thù hùng mạnh hơn (26-06-2014)
    Đội tuần dương quân đầu tiên của Việt Nam (20-06-2014)
    Ba triều đại Việt Nam nối tiếp đòi Trung Hoa trả đất (19-06-2014)
    9 tài liệu lịch sử châu Âu ghi nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam (15-06-2014)
    Mai Thúc Loan và liên minh Đông Nam Á chống Trung Quốc (12-06-2014)
    Những sứ thần Đại Việt ngày xưa như thế đấy (10-06-2014)
    Lê Quang Tiến - vị hổ tướng triều Nguyễn gióng tàu ra bể Đông (09-06-2014)
    'Ngư binh' biển Đông và sự khẳng định chủ quyền cách đây 4 thế kỷ (04-06-2014)
    Phật giáo và Trường Sa: Ý lực của tổ tiên (03-06-2014)
    Chính sử Trung Quốc trong 22 thế kỷ không có Hoàng Sa - Trường Sa (29-05-2014)
    Toàn cảnh quá trình Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (28-05-2014)
    Sử sách Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (27-05-2014)
    'Phủ biên tạp lục' - sử liệu quý về Hoàng Sa và Trường Sa (23-05-2014)
    22 lá thư gửi cho kẻ thù của vua Trần Nhân Tông (20-05-2014)
    Vua Minh Mạng và Vạn lý Hoàng Sa (15-05-2014)
    10 trận thủy chiến quan trọng trong lịch sử Việt Nam (13-05-2014)
    Chống phương Bắc đồng hóa - cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (12-05-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153113581.